IX. − Ermenonville |
IX. Ermenonville |
Je n'avais nulle envie de dormir. J'allai à Montagny pour revoir
la maison de mon oncle. Une grande tristesse me gagna dès que j'en entrevis
la façade jaune et les contrevents (1) verts. Tout semblait dans le même état
qu'autrefois; seulement il fallut aller chez le fermier (2) pour avoir la
clef de la porte. Une fois les volets ouverts, je revis avec attendrissement
les vieux meubles conservés dans le même état et qu'on frottait de temps en
temps, la haute armoire de noyer (3), deux tableaux flamands (4) qu'on disait
l'ouvrage d'un ancien peintre, notre aïeul; de grandes estampes (5) d'après
Boucher, et toute une série (6) encadrée de gravures (7) de l'Emile et de la Nouvelle
Héloïse, par Moreau (8); sur la table, un chien empaillé que
j'avais connu vivant, ancien compagnon de mes courses dans les bois, le
dernier carlin (9) peut-être, car il appartenait à cette race perdue.
− Quant au perroquet, me dit le fermier, il vit toujours; je
l'ai retiré chez moi.
|
Tôi không chút ước ao muốn ngủ. Tôi đi Montagny viếng lại ngôi nhà cậu tôi. Một mối buồn bao la xâm
chiếm lòng tôi lúc vừa thoáng nhìn thấy đầu hiên vàng vọt, và những cánh song
hồ (1) màu lục nhạt phân vân. Mọi vật xem chừng như vẫn giữ nguyên trạng thái
ngày trước; duy chỉ cần phải tới nhà người tá điền (2) để lấy chiếc chìa
khóa. Lúc những cánh cửa đã mở ra, tôi cảm động nhìn những ghế bàn cũ kỹ còn
nguyên tình trạng xưa, và thỉnh thoảng được người ta lau chùi trở lại. Chiếc
tủ cao bằng gỗ hồ đào (3), hai tấm họa flamand (4) (thuộc miền Flandre) mà thiên hạ bảo là tác phẩm của một nhà hội họa
ngày xưa, vốn là tổ phụ của chúng tôi. Nhiều tấm ấn họa (5) và cả một série (6)
những tháp họa (7) của tác phẩm Emile và La Nouvelle Héloïse do họa sĩ Moreau (8). Trên bàn, một con chó độn rơm mà tôi quen biết
xưa kia thuở nó còn sống, vốn là người bạn đường của tôi trong những cuộc chạy
nhảy trong rừng, con chó carlin ngắn
mõm, con chó carlin (9) cuối cùng có lẽ, vì nó thuộc nòi chó đã mất giống ngày nay.
"Còn con két", người tá điền bảo, "nó vẫn còn sống. Tôi mang về bên nhà." |
Le jardin présentait un magnifique tableau de
végétation sauvage. J'y reconnus, dans un angle, un jardin d'enfant que j'avais
tracé jadis. J'entrai tout frémissant dans le cabinet (10), où se voyait
encore la petite bibliothèque pleine de livres choisis, vieux amis de celui
qui n'était plus, et sur le bureau (11) quelques débris antiques trouvés dans
son jardin, des vases, des médailles (12) romaines (13), collection (14)
locale qui le rendait heureux.
− Allons voir le perroquet, dis-je au fermier. − Le
perroquet demandait à déjeuner comme en ses plus beaux jours, et me regarda
de cet œil rond, bordé d'une peau chargée de rides, qui fait penser au regard
expérimenté des vieillards.
|
Khu vườn phơi bày một bức tranh lộng lẫy những cây lá hoang dại. Trong một
góc vườn, tôi nhận ra được một cụm vườn của trẻ nhỏ mà ngày xưa tôi đã vạch
cho mình. Tôi hồi hộp vào phòng văn (10). Vẫn còn đó, tủ sách nho nhỏ đầy những
sách chọn lọc, những bạn già thân thiết của kẻ đã lìa đời, và trên bureau
(11), vài mảnh vụn lượm nhặt ở ngoài vườn, những lu, bình, những mề đay (12) La
Mã (13), con-lét-xon (14) địa phương đã xui lòng cậu tôi sung sướng.
“Ta đi viếng con két nhé”, tôi bảo người tá điền. Con két vẫn đòi ăn, như những ngày huy hoàng quá khứ, và nhìn tôi bằng con mắt tròn trịa với viền da xung quanh nhăn nhíu, xui ta liên tưởng tới cái nhìn duyệt lịch của những kẻ lão thành. |
Plein des
idées tristes qu'amenait ce retour tardif en des lieux si aimés, je sentis le
besoin de revoir Sylvie, seule figure vivante et jeune encore qui me
rattachât à ce pays. Je repris la route de Loisy. C'était au milieu du jour;
tout le monde dormait, fatigué de la fête. Il me vint l'idée de me distraire
par une promenade à Ermenonville, distant d'une lieue par le chemin de la
forêt. C'était par un beau temps d'été. Je pris plaisir d'abord à la
fraîcheur de cette route qui semble l'allée d'un parc (15). Les grands chênes
(16) d'un vert uniforme n'étaient variés que par les troncs blancs des
bouleaux (17) au feuillage frissonnant. Les oiseaux se taisaient, et
j'entendais seulement le bruit que fait le pivert (18) en frappant les arbres
pour y creuser son nid. Un instant, je risquai de me perdre, car les poteaux
dont les palettes annoncent diverses routes n'offrent plus, par endroits, que
des caractères effacés. Enfin, laissant le Désert à gauche, j'arrivai au
rond-point de la danse (19), où subsiste encore le banc des vieillards. Tous
les souvenirs de l'antiquité philosophique (20), ressuscités par l'ancien
possesseur du domaine, me revenaient en foule devant cette réalisation
pittoresque de l'Anacharsis et de l'Émile.
|
Lòng tràn đầy những ý tưởng buồn bã do trở về muộn màng những nơi chốn
thân yêu, tôi cảm thấy cần gặp lại Sylvie, khuôn mặt sống động duy nhất và còn tươi trẻ đó, để
thắt dây liên lác giữa tôi với xứ sở này. Tôi lên đường về lại xóm Loisy. Vào khoảng đứng trưa. Mọi người
ngủ yên, mỏi mệt vì buổi hội. Tôi có ý muốn khuây khỏa nỗi lòng bằng một cuộc
đi dạo viếng Ermenonville,
cách một dặm đường rừng. Trời huy hoàng mùa hạ. Tôi hài lòng trong bầu không
khí ấm áp và mát mẻ trên con đường giống như lối đi trong một hoa viên (15).
Những cây sồi (16) to lớn xum xuê sắc lục một màu đen, xen lẫn những thân cây
phong (17) trắng bạch, cành lá đong đưa rún rẩy. Chim chóc im lìm, chỉ nghe
tiếng chim gõ kiến (18) đang đưa mỏ đập vào cây để đào hang làm tổ. Chợt tôi
nhận thấy mình có thể lạc mất lối đi, vì trên những cột trụ chỉ đường, bảng
ghi chữ đã rã rời nhiều chỗ. Cuối cùng, tôi đành bỏ khu Désert bên tay trái, bước tới chỗ ngã năm khiêu vũ (19), tại
đó còn tồn tại chiếc ghế của những người già. Bao nhiêu kỷ niệm về thời triết
học (20), bỗng tái sinh trong vong hồn kẻ sở hữu đất đai này, chợt xô ùa về
trong trí tôi một lúc, trước sự thể hiện bằng mỹ cảnh của tinh thần phong vận
học Anacharsis và Émile.
|
Lorsque je
vis briller les eaux du lac à travers les branches des saules (21) et des
coudriers (22), je reconnus tout à fait un lieu où mon oncle, dans ses
promenades, m'avait conduit bien des fois : c'est le Temple de la philosophie, que son fondateur n'a pas
eu le bonheur de terminer. Il a la forme du temple de la sibylle Tiburtine,
et, debout encore, sous l'abri d'un bouquet de pins, il étale tous ces grands
noms de la pensée qui commencent par Montaigne (22) et Descartes (23), et qui
s'arrêtent à Rousseau (24). Cet édifice inachevé n'est déjà plus qu'une ruine
(25), le lierre le festonne avec grâce (26), la ronce envahit les marches
disjointes (27). Là, tout enfant, j'ai vu des fêtes où les jeunes filles
vêtues de blanc venaient recevoir des prix d'étude et de sagesse. Où sont les
buissons de roses (28) qui
entouraient la colline? L'églantier (29) et le framboisier (30) en cachent
les derniers plants, qui retournent à l'état sauvage. − Quant aux lauriers
(31), les a-t-on coupés, comme le dit la chanson des jeunes filles qui ne
veulent plus aller au bois ? Non, ces arbustes de la douce Italie (32) ont
péri sous notre ciel brumeux. Heureusement le troène (33) de Virgile fleurit
encore, comme pour appuyer la parole du maître inscrite au-dessus de la
porte: Rerum cognoscere causas (34)! − Oui, ce temple tombe
comme tant d'autres, les hommes oublieux ou fatigués se détourneront de ses
abords, la nature indifférente reprendra le terrain que l'art lui disputait;
mais la soif de connaître restera éternelle, mobile de toute force et de
toute activité (35)!
|
Lúc tôi nhìn nước mặt hồ lấp lánh qua những cành liễu (21) và những cành
cây trăn (22), tôi chợt nhận ra hoàn toàn một nơi chốn mà xưa kia, trong những
cuộc đi dạo, cậu tôi vẫn thường dẫn tôi tới nhiều lần: đó là Điện đài triết học, mà kẻ sáng lập ra đã không gặp được cái may mắn hoàn thành. Nó mang
cái hình dạng đền vu tiên tri Tiburtine,
và nép mình dưới bóng một cụm tùng, nó còn đứng được tại đó để mở phơi ra
ngoài mọi tên tuổi lẫy lừng của cõi miền tư tưởng, khởi đầu bằng Montaigne (22) Descartes,
(23) và dừng lại với Rousseau
(24). Tòa lâu đài dở dang nọ, ngày nay chỉ còn là một phế tích (25). Sắn bìm,
đằng la, hèo trường xuân, mây viễn hạ, tha hồ mà vấn leo quấn quít. (26) Những
bụi ngấy, những cụm dum, những chùm chà là, những khóm dứa dại, tha hồ thi
nhau tràn ngập những bệ thềm hở hang, rã nứt (27). Tại đó, thuở còn bé con,
tôi đã thấy những hội hè, những lễ lạc, với những gái tơ vận y phục trắng ,
nô nức đi về đón nhận những phần thưởng cấp phát đền bù cho việc học hành, và
hạnh kiểm. Nhưng đâu là những cụm tường vi (28) đã từng kỷ độ đâm bông vấn
quanh ngọn đồi thơ dại? Và mỉm cười ngang ngửa với sim lục bơ vơ? Giờ chỉ còn
dã-tường-vi (29) hoang dại và phúc-bồn-tử (30) buông tuồng đang phủ lấp mất
những du dương hồng cũ, những nụ cuối cùng e ấp đang định liều mình nhắm mắt
dấn thân vào nhập cuộc với cỏ cây hoang. Còn những cụm nguyệt quế (31), có phải
con người ta đã chặt đứt mất rồi, như lời trong dao ca – của những gái tơ đìu
hiu hát trong sương sớm, không còn muốn vào rừng nữa, vì biết rằng sẽ không
hy vọng tao phùng? Hỡi ôi, những đời cỏ hoa mỏng mảnh kia của non nước dịu
dàng Ý Đại Lợi (32), đã đành tử diệt dưới bầu trời u ám của chúng ta. May
thay, cây thủy lạp (33) của Virgile vẫn còn đâm bông tại đó, như dường gắng gổ chống chỏi để bênh vực cho
lời của bậc thầy còn ghi tạc phía tên tấm cửa đằng kia: Nhân vì trí
huệ tối cao. Dựng hồn vân thạch, tạc vào sử xanh (34). Vâng, điện đài này cũng nhào đổ điêu tàn như
bao nhiêu điện đài khác, những con người mau quên lãng, những con người mỏi mệt
cuộc phù du, sẽ quay mặt đi, không ghé thuyền cập bến, không lần mò tới loanh
quanh các miền phụ cận để gùn ghè gạ gẫm vì xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm
chơi – và thiên nhiên thiên thu hờ hững sẽ hồn hồn ngạc ngạc xâm chiếm trở lại
cái mảnh đất đai giang hồ tứ chiếng, mà nghệ thuật đã đoạn trường đau xót
vùng vẫy tương tranh để giành lại cho đời; nhưng khát vọng của tri thức tệ
năng của thiên thu bất diệt, di động xuê xoang bằng mọi sinh khí uy quyền tồn
lưu kêu linh hoạt (35).
|
Voici les
peupliers (36) de l'île, et la tombe, vide de ses cendres. O sage (37)! tu
nous avais donné le lait des forts, et nous étions trop faibles pour qu'il
pût nous profiter. Nous avons oublié tes leçons que savaient nos pères, et
nous avons perdu le sens de ta parole, dernier écho des sagesses antiques
(38). Pourtant ne désespérons pas, et, comme tu fis à ton suprême instant,
tournons nos yeux vers le soleil !
|
Đây những ngọn bạch dương (36) của hoang đảo, và nấm mộ Rousseau không còn di hài Rousseau trong đó nữa. Hỡi bậc chân nhân hiền thánh (37)! Ngươi đã từng mang bầu
sữa mạnh về hạ tứ ban cấp chúng tôi, nhưng chúng tôi đã quá hèn yếu, thì sữa
đó đã không giúp ích được gì. Chúng tôi đã quên lãng những bài học mà tổ phụ
chúng tôi đã lĩnh hội được, và chúng tôi đã đánh mất ý nghĩa trong nội dung lời
ngài, cái tiếng vang cuối cùng của những mạch nguồn thiêng liêng nguyên thủy
(38). Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin không tuyệt vọng và cũng xin bắt chước
Người trong phút giây vẫy vùng tối thượng, chúng tôi xin quay mặt lại, đưa
hai con mắt mà hướng về mặt trời.
|
J'ai revu
le château, les eaux paisibles qui le bordent, la cascade qui gémit dans les
roches (39), et cette chaussée réunissant les deux parties du village, dont
quatre colombiers (40) marquent les angles, la pelouse qui s'étend au delà
comme une savane (41), dominée par des coteaux ombreux; la tour de Gabrielle
se reflète de loin sur les eaux d'un lac factice (42) étoilé de fleurs
éphémères; l'écume bouillonne, l'insecte bruit... Il faut échapper à l'air
perfide qui s'exhale en gagnant les grès (43) poudreux du désert (44) et les
landes où la bruyère rose (45) relève le vert des fougères (46). Que tout cela est solitaire
et triste ! Le regard enchanté de Sylvie, ses courses folles, ses cris
joyeux, donnaient autrefois tant de charme aux lieux que je viens de
parcourir! C'était encore une enfant sauvage, ses pieds étaient nus, sa peau
hâlée, malgré son chapeau de paille, dont le large ruban flottait pêle-mêle
avec ses tresses de cheveux noirs. Nous allions boire du lait à la ferme
suisse, et l'on me disait: " Qu'elle est jolie, ton amoureuse, petit
Parisien ! " Oh ! ce n'est pas alors qu'un paysan aurait dansé avec elle
! Elle ne dansait qu'avec moi, une fois par an, à la fête de l'arc (47).
|
Tôi đã nhìn thấy trở lại cung điện cũ, những làn nước tĩnh mịch bọc
quanh, ngọn thác than van trong sa thạch (39), và con đường cao băng qua đồng
ruộng, nối liền hai khu xóm của khu làng khang tịnh lại với nhau, mà bốn cái
chuồng bồ câu (40) êm đềm đánh dấu cho bốn góc, và nội cỏ xanh rợn đến chân
trời như một đại-thảo-nguyên (41) đìu hiu trải trên hồn lục địa, dàn cơn mộng
dưới bầu trời, bên điệp trùng những đồi núi long lanh. Ngọn tháp Gabrielle tự xa xôi đằng kia phản chiếu bóng trên mặt những đợt nước một tấm “giả
hồ” (42) với những nụ hoa phù du lấp lánh như sao trời sắp sửa rụng; bọt bèo
sôi sục, côn trùng xào xạc kêu… Phải thoát ra khỏi vòng lung trạo của bầu khí
âm hiểm tai hại kia, đang bốc hơi len lỏi rập rình xâm chiếm những sa thạch
(43) nhuốm bụi đầy mình của hoang vu sa mạc (44) và những đồng hoang truông
đèo xuôi ngược, với những lùm cây hồng tía (45) đang ỡm ờ đùn đẩy màu lục nhạt
của dương xỉ (46) phơ phất mảnh đuôi chồn từng ngọn lắt lay. Tịch mịch rầu rĩ
xiết bao, ôi linh hồn phong cảnh! Con mắt nhìn kỳ diệu của Sylvie hân hoan cuồng hỉ, những cơn chạy của nàng, những tiếng
kêu vui sướng của em, một ngày kia xa lắm đã đem về bao quyến rũ cho những chốn
tôi vừa viếng trong hoài niệm đăm chiêu. Ngày kia em còn là một cô bé hoang
vu man dại, chân em trần, gót em trụi, mắt cá em truồng, da em sần bánh mật bồ
quân, mặc dù em có đội đầu chiếc mũ rạ rộng vành phiêu hốt với dải băng rộng
tung bay bồng bềnh với làn tóc tơ đen múa rối. Chúng ta đã đi uống sữa tươi ở
nông trại Thụy Sĩ, trên gò cao, đống rộng, và người ta đã bảo tôi rằng: “Chú
bé Parisien ạ, cô bồ của
chú xinh đẹp vô ngần!” Ồ! Thuở đó, đâu có dễ gì một gã nông dân được diễm
phúc múa vòng cùng với em khiêu vũ. Em chỉ múa vòng với tôi thôi, mỗi năm một
lượt, vào dịp lễ bắn cung (47) cũng gọi là hội đố lá (47).
|
@ Tác giả: Gérard de Nerval @ Sylvie - Souvenirs du Valois @ Dịch giả: Bùi Giáng @ Mùi Hương Xuân Sắc @ Chú thích: Đặng Thế Kiệt
Search This Blog
Wednesday, December 9, 2015
IX. − Ermenonville
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment