XIV −
Dernier feuillet
|
XIV. Tờ cuối
|
Telles sont
les chimères qui charment et égarent au matin (1) de la vie. − J'ai essayé de
les fixer sans beaucoup d'ordre, mais bien des cœurs me comprendront. Les
illusions tombent l'une après l'autre, comme les écorces d'un fruit, et le
fruit, c'est l'expérience (2). Sa saveur est amère; elle a pourtant quelque
chose d'âcre qui fortifie, − qu'on me pardonne ce style vieilli. Rousseau dit
que le spectacle de la nature console de tout. Je cherche parfois à retrouver
mes bosquets de Clarens perdus au nord de Paris, dans les brumes. Tout cela
est bien changé !
|
Như vậy đó là những ảo mộng quyến rũ lung lạc và mê hoặc trong buổi thanh
xuân (1) của đời sống. Tôi đã thử gắng ghi tạc chúng một cách không thứ tự gì
lắm, nhưng nhiều tâm hồn sẽ hiểu tôi. Những ảo tưởng cứ nối đuôi nhau mà rơi
rụng, giống như lớp vỏ một trái cây, và trái cây, ấy là duyệt lịch (2). Hương
vị nó đắng chua; tuy nhiên, cũng có một chất gì chát chát làm vững mạnh thêm
– xin người hãy tha thứ cái lối nói sáo hủ đó của tôi. Rousseau bảo rằng cảnh tượng thiên nhiên tồn lưu an ủi được mọi thứ. Đôi lúc
tôi tìm gặp lại những cụm rừng Clarens thân thuộc, lẫn bóng trong sương mờ, ở phía Bắc Paris. Mọi thứ đó đã thay đổi xiết bao!
|
Ermenonville
! pays où fleurissait encore l'idylle antique (3), − traduite une seconde
fois d'après Gessner (4) ! tu as perdu ta seule étoile, qui chatoyait pour
moi d'un double éclat. Tour à tour bleue et rose comme l'astre trompeur
d'Aldebaran, c'était Adrienne ou Sylvie, − c'étaient les deux moitiés d'un
seul amour. L'une était l'idéal sublime (5), l'autre la douce réalité (6).
Que me font maintenant tes ombrages et tes lacs, et même ton désert ? Othys,
Montagny, Loisy, pauvres hameaux voisins, Châalis, − que l'on restaure (7), −
vous n'avez rien gardé de tout ce passé ! Quelquefois j'ai besoin de revoir
ces lieux de solitude et de rêverie. J'y relève tristement en moi-même les
traces fugitives d'une époque où le naturel était affecté (8); je souris
parfois en lisant sur le flanc des granits (9) certains vers de Roucher, qui
m'avaient paru sublimes (10), − ou des maximes (11) de bienfaisance au-dessus
d'une fontaine ou d'une grotte (12) consacrée à Pan. Les étangs, creusés à si
grands frais, étalent en vain leur eau morte que le cygne dédaigne. Il n'est
plus, le temps où les chasses de Condé passaient avec leurs amazones fières
(13), où les cors se répondaient de loin, multipliés par les échos !... Pour
se rendre à Ermenonville, on ne trouve plus aujourd'hui de route directe.
Quelquefois j'y vais par Creil et Senlis, d'autres fois par Dammartin.
|
Ermenonville! Xứ sở mơ màng
còn đủ chỗ cho những luyến ái cổ kính (3), cho những tình duyên thuần khiết
đâm bông hồi sinh trong hoài niệm, cứ như lời Hồng Lĩnh bảo Châu Phong (4) – Ermenonville! Ngươi đã đánh mất ngôi sao duy nhất của ngươi rồi,
ngôi sao từng đã lấp lánh hai tia ngời trước con mắt của ta. Lúc xanh lúc
tía, khi lục khi hồng, như vì tinh tú mê hoặc của Aldebaran ấy là Adrienne, ấy là Sylvie, ấy là hai cánh song song phiêu bồng của một tình
yêu duy nhất. Một bên là lý tưởng tuyệt luân (5), một bên là thực tại êm đềm
(6). Còn có nghĩa gì nữa với ta ngày nay, Ermenonville! Hỡi những cụm mây, chùm lá, và những mặt hồ và ngay
cả sa mạc hoang liêu của ngươi còn nói gì với ta nữa ngày nay? Othys,
Montagny, Loisy, những thôn
làng lang thang lân cận, Châalis – mà thiên hạ đang trùng tu (7) – các ngươi chẳng còn gìn giữ chút gì
của quá khứ kia! Đôi lúc ta cần về viếng lại những nơi chốn nọ của tịch mịch
mơ mòng. Ta buồn rầu khêu dậy trong hồn mình những dấu vết thấp thoáng tàn
phai của một thời đại mà cái hồn nhiên đã thành kiểu sức (8); đôi lúc ta mỉm
cười đọc lại trên mặt đá nham, trên sườn hông hoa cương thạch (9), một vài
câu thơ của Roucher xưa
kia đã có lần ta thấy là tuyệt diệu (10) − hoặc những câu cách ngôn (11) phúc
thiện ở phía trên một suối nước, một giòng khe, một thạch động (12) thờ sơn
thần Pan. Những
mặt hồ luống công phơi trải làn nước chết, con thiên nga không thèm ghé lội
chơi. Đã qua rồi, cái thời ông hoàng Condé về đây săn bắn; với đoàn Nương Tử cao kiêu cưỡi ngựa
(13), cái thời còi thổi gọi nhau trùng điệp với bao nhiêu tiếng vang dội lại!...
Muốn tới Ermenonville,
ngày nay không còn đường tới thẳng. Đôi lúc tôi về theo ngả Creil và Senlis,
đôi lúc theo ngả Dammartin
|
A Dammartin, l'on n'arrive jamais que le soir. Je
vais coucher alors à l'Image Saint-Jean. On me donne d'ordinaire une chambre assez propre
tendue en vieille tapisserie avec un trumeau (14) au-dessus de la glace. Cette chambre est un dernier retour
vers le bric-à-brac, auquel j'ai depuis longtemps renoncé. On y dort
chaudement sous l'édredon (16), qui est d'usage dans ce pays. Le matin, quand
j'ouvre la fenêtre, encadrée de vigne et de roses (17), je découvre avec
ravissement un horizon vert de dix lieues, où les peupliers (18) s'alignent
comme des armées (19). Quelques villages s'abritent çà et là sous leurs
clochers (20) aigus, construits, comme on dit là, en pointes d'ossements. On
distingue d'abord Othys, − puis Eve, puis Ver; on distinguerait Ermenonville
à travers le bois, s'il avait un clocher, − mais dans ce lieu philosophique
(21) on a bien négligé l'église. Après avoir rempli mes poumons de l'air si
pur qu'on respire sur ces plateaux (22), je descends gaiement et je vais
faire un tour chez le pâtissier (23). " Te voilà, grand frisé ! − Te
voilà, petit Parisien ! ". Nous nous donnons les coups de poing amicaux
de l'enfance, puis je gravis un certain escalier où les joyeux cris de deux
enfants accueillent ma venue. Le sourire athénien de Sylvie illumine ses
traits charmés. Je me dis : " Là était le bonheur peut-être;
cependant..."
|
Tới Dammartin, bao giờ cũng vào lúc chiều tối. Tôi mướn phòng ngủ
tại khách sạn Image Saint-Jean. Thường thường người ta cho tôi mướn một căn phòng sạch sẽ, giấy cũ
dán tường, một tấm họa (14) treo trên chiếc gương soi. [... (15) ...] Ngủ ấm áp dưới tấm nhung mao (16), bốc
mùi chim nhạn biển. Đó là loại mền thân thuộc của xứ này. Sáng hôm sau, mở cửa
sổ nhìn ra, cửa sổ lòa xòa những nhành nho với tường vi (17) thắm đóng khung,
tôi đê mê nhìn một chân trời màu lục phơi trải suốt mười dặm gió dài, với những
hàng bạch dương (18) đứng trang nghiêm như những đoàn binh dàn trận (19). Vài
thôn xóm rải rác đây đó nép mình bên những tháp chuông nhọn hoắt. Ta nhìn thấy
thôn Othys trước
tiên, rồi thôn Eve, thôn Ver, còn thôn Ermenonville? Nếu Ermenonville có một tháp chuông (20), ắt ta sẽ nhận ra được ở bên
kia khu rừng, nhưng tại chốn tư tưởng triết học (21) nọ, người ta lơ đễnh bỏ quên nhà thờ. Sau khi hít vào
phổi đầy đủ khí mát thuần khiết vo ve trên cao nguyên (22) gió hây hây bình
minh, tôi vui vẻ xuống làng thôn thăm chàng bán bánh ngọt (23). “Coi tề! Chào
chú bé bỏng Parisien!”
Chúng tôi đấm thoi nhau đôi cái chịu chơi theo thói bé rồi tôi leo lên một
chiếc cầu thang lai rai. Tiếng kêu mừng rỡ của hai đứa bé con bé bỏng bé chị
bé em, ríu rít đón tôi. Nụ cười gái Athénienne của Sylvie làm
rạng rỡ khuôn mặt kiều lệ. “Lời đâu kiều diễm…” Lòng chàng không nguôi, chàng
tôi tự bảo mình tôi: “Kia là hạnh phúc, có lẽ; tuy nhiên…”
|
Je
l'appelle quelquefois Lolotte (24), et elle me trouve un peu de ressemblance
avec Werther (25), moins les pistolets, qui ne sont plus de mode. Pendant que
le grand frisé s'occupe du déjeuner, nous
allons promener les enfants dans les allées de tilleuls (26) qui ceignent les
débris des vieilles tours de brique du château. Tandis que ces petits
s'exercent, au tir des compagnons de l'arc, à ficher dans la paille les
flèches paternelles, nous lisons quelques poésies ou quelques pages de ces
livres si courts qu'on ne fait plus guère.
|
Đôi lúc tôi gọi nàng bằng tên Lolotte (24), và nàng thấy tôi có hơi giống Werther (25). Trong khi bác tóc quăn cao ráo lo dọn bữa ăn chúng tôi dẫn mấy bé con đi dạo rừng,
đi dạo rú, đi dạo dưới bóng cây bồ đề (26) còn đứng đó kiên gan thu góp nhưng
mảnh tàn rơi của gạch vụn lãnh cung. Trong lúc các bé con nô giỡn tập tành bắn
cung rơm, cung rạ vào cỏ mọc rạ rơm, với những mũi tên cành nhánh của cha mẹ
làm cho, thì chúng tôi đọc vài bài thơ, hoặc vài trang sách mùa thu, mà ngày
nay chẳng ai viết nữa.
|
J'oubliais de dire que le jour où la troupe dont faisait partie
Aurélie a donné une représentation à Dammartin, j'ai conduit Sylvie au
spectacle, et je lui ai demandé si elle ne trouvait pas que l'actrice
ressemblait à une personne qu'elle avait connue déjà. " A qui donc ? −
Vous souvenez-vous d'Adrienne ? "
Elle partit d'un grand éclat de rire en disant : " Quelle
idée ! " Puis, comme se le reprochant, elle reprit en soupirant : "
Pauvre Adrienne ! Elle est morte au couvent de Saint-S..., vers 1832. "
|
Tôi quên nói rằng cái ban kịch cô Aurélie trình diễn một bận tại Dammartin, tôi có dẫn Sylvie đi xem, và tôi có hỏi em có nhận thấy rằng cô đào nọ
rất giống một người phụ nữ mà em từng có biết một lần. “Giống ai vậy? – Em
còn nhớ chứ, cô Adrienne?”
Nàng cười rộ một tiếng thật to: “Coi tề!” Rồi dường như tự trách mình chi đó, nàng ngậm ngùi buông tiếng thở dài: “Tội quá! Adrienne. Cô ấy chết tại tu viện Saint-Sulpice, vào năm 1832.” |
@ Tác giả: Gérard de Nerval @ Sylvie - Souvenirs du Valois @ Dịch giả: Bùi Giáng @ Mùi Hương Xuân Sắc @ Chú thích: Đặng Thế Kiệt
Search This Blog
Saturday, December 12, 2015
XIV − Dernier feuillet / Tờ cuối
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment