Search This Blog

Thursday, December 10, 2015

X. − Le grand frisé / Chàng cao tóc quăn



X. − Le grand frisé

X. Chàng cao tóc quăn

J'ai repris le chemin de Loisy; tout le monde était réveillé. Sylvie avait une toilette de demoiselle, presque dans le goût de la ville (1). Elle me fit monter à sa chambre avec toute l'ingénuité d'autrefois. Son œil étincelait toujours dans un sourire plein de charme, mais l'arc prononcé de ses sourcils lui donnait par instants un air sérieux. La chambre était décorée avec simplicité, pourtant les meubles étaient modernes (2), une glace à bordure dorée avait remplacé l'antique trumeau, où se voyait un berger (3) d'idylle offrant un nid à une bergère (4) bleue et rose. Le lit à colonnes chastement drapé de vieille perse (5) à ramage était remplacé par une couchette de noyer (6) garnie du rideau à flèche (7); à la fenêtre, dans la cage où jadis étaient les fauvettes (8), il y avait des canaris (9). J'étais pressé de sortir de cette chambre où je ne trouvais rien du passé. " Vous ne travaillerez point à votre dentelle aujourd'hui ?... dis-je à Sylvie. − Oh! je ne fais plus de dentelle (10), on n'en demande plus dans le pays; même à Chantilly, la fabrique (11) est fermée. − Que faites-vous donc ? " Elle alla chercher dans un coin de la chambre un instrument en fer qui ressemblait à une longue pince. " Qu'est-ce que c'est que cela ? − C'est ce qu'on appelle la mécanique (12); c'est pour maintenir la peau des gants (13) afin de les coudre. − Ah ! vous êtes gantière (14), Sylvie ? − Oui, nous travaillons ici pour Dammartin, cela donne beaucoup dans ce moment; mais je ne fais rien aujourd'hui; allons où vous voudrez. " Je tournais les yeux vers la route d'Othys: elle secoua la tête; je compris que la vieille tante n'existait plus. Sylvie appela un petit garçon et lui fit seller un âne. " 

Tôi lại theo con đường về lại xóm Loisy; mọi người đã thức giấc. Sylvie vận một bộ trang phục tiểu thư rất mực đài các, xấp xỉ phong vận phồn hoa (1). Nàng đưa tôi lên phòng với tất cả niềm thơ ngây ngày trước. Con mắt nàng vẫn sáng ngời trong nụ cười kiều diễm, nhưng vòng cung hàng lông mày đậm nét, đôi lúc đã làm cho gương mặt nàng nhuốm một vẻ trang nghiêm. Phòng trang hoàng giản dị, tuy nhiên bàn ghế lại thuộc loại kim thời (2), một tấm gương khung vàng đã thay thế chiếc gương cũ treo trên lò sưởi ngày xưa. Lại có một hình chàng mục tử (3) của Tình Ca đang trao tặng một cái tổ chim cho một cô chăn cừu (4) hồng vàng xanh lục. Chiếc giường xưa với những cột mùng trinh bạch phủ thứ vải Ba Tư (5) chim cò lá cành, đã bị thay thế bằng một chiếc giường gỗ hồ đào (6) với diềm mùng hà phụng hoa loan (7); nơi bệ cửa sổ, trong chiếc lồng nhốt chim bông lau bạc má (8) xưa kia, bây giờ lại nhốt chim kim tước (9). Tôi mong muốn sớm được ra khỏi căn phòng kia, căn phòng chẳng còn lưu một chút gì của mùi hương quá khứ. “Ngày nay em không còn thêu thùa đen-ten (10) nữa?..." Tôi hỏi Sylvie. "Ồ! Em chẳng thêu đen-ten (10) nữa, chẳng còn ai dùng thứ đó nữa trong làng; ngay cả ở Chantilly, cái sở  lớn (11) cũng đóng cửa rồi." – "Thế em làm gì?” Nàng đi lại góc phòng lấy ra một dụng cụ bằng sắt giống hình một cái kẹp dài. “Đó là cái chi vậy?" – "Người ta gọi đó là kẹp máy (12); dùng để kẹp da găng (12) lại mà thêu." – "Thế ra em đã thành cô thợ dệt găng tay (14)?" "Vâng, chúng em làm việc để cung cấp cho quận Dammartin, công việc cũng bề bộn lắm; nhưng hôm nay thì rảnh; anh lại muốn dẫn em đi đâu thì đi đó”. Tôi quay mặt ngó về phía làng Othys: nàng lắc đầu; tôi hiểu rằng bà dì không còn nữa. Sylvie gọi một thằng bé, bảo nó thắng cương yên một con lừa.

Je suis encore fatiguée d'hier, dit elle, mais la promenade me fera du bien; allons à Châalis. " Et nous voilà traversant la forêt (15), suivis du petit garçon armé (16) d'une branche. Bientôt Sylvie voulut s'arrêter; et je l'embrassai en l'engageant à s'asseoir. La conversation entre nous ne pouvait plus être bien intime. Il fallut lui raconter ma vie à Paris, mes voyages... " Comment peut-on aller si loin ? dit-elle. − Je m'en étonne en vous revoyant. − Oh ! cela se dit ! − Et convenez que vous étiez moins jolie autrefois. − Je n'en sais rien. − Vous souvenez-vous du temps où nous étions enfants et vous la plus grande ? − Et vous le plus sage ! − Oh ! Sylvie ! − On nous mettait sur l'âne chacun dans un panier (17). − Et nous ne nous disions pas vous... Te rappelles-tu que tu m'apprenais à pêcher des écrevisses (18) sous les ponts de la Thève et de la Nonette ? − Et toi, te souviens-tu de ton frère de lait (19) qui t'a un jour retiré de l'ieau (28). − Le grand frisé ! c'est lui qui m'avait dit qu'on pouvait la passer... l'ieau (28)! "

“Hôm nay em còn mệt mỏi vì buổi hội hôm qua, nàng nói, nhưng đi dạo chắc sẽ làm em khỏe khoắn ra, chúng ta hãy đi Châalis”. Và thế là chúng tôi lên đường băng qua rừng rú (15), theo sau là thằng bé con con, tay cầm một cành cây như khí giới tháp tùng (16). Chẳng mấy chốc, Sylvie muốn dừng chân, tôi hôn nàng, dìu nàng ngồi xuống. Câu chuyện giữa chúng tôi, bấy giờ chẳng thể nào còn thân mật nữa. Tôi phải kể lại nàng nghe cuộc sống của tôi tại Paris, những chuyến du lịch… “Làm sao người ta có thể đi xa đến thế?" Nàng hỏi… 

"Tôi lấy làm lạ về điều đó khi gặp em." – "Ồ! Cái đó tất nhiên!" – "Và hãy nhìn nhận rằng xưa kia em không xinh đẹp bằng." – "Em chẳng rõ." – "Em còn nhớ cái thuở chúng ta còn bé con, và em thì lớn hơn anh một chút?" – "Còn anh thì ngoan hơn em!" "Ồ! Sylvie!" – Người ta đặt hai đứa lên lưng con lừa, mỗi đứa ngồi đong đưa trong một cái thúng (17) ở hai bên hông con lừa. – Và ngày đó em gọi tôi bằng một lối xưng hô rất khác… "Em có nhớ rằng em đã bày vẽ cho anh câu tôm (18) ở phía dưới những nhịp cầu sông Thève và khe Nonette?" – "Và anh, anh có nhớ người anh em sữa (19) của anh, người con của bà vú nuôi anh (19), ngày nọ đã kéo anh lên vì anh chìm lỉm xuống niết-nước (28)?" – "A! Chàng cao tóc quăn! Chính anh ta đã từng nói với anh rằng có thể lội qua… lội qua niết-nước (28)!” 

Je me hâtai de changer la conversation. Ce souvenir m'avait vivement rappelé l'époque où je venais dans le pays, vêtu d'un petit habit à l'anglaise (20) qui faisait rire les paysans. Sylvie seule me trouvait bien mis; mais je n'osais lui rappeler cette opinion d'un temps si ancien. Je ne sais pourquoi ma pensée se porta sur les habits de noces (21) que nous avions revêtus chez la vieille tante à Othys. Je demandai ce qu'ils étaient devenus. " Ah ! la bonne tante, dit Sylvie, elle m'avait prêté sa robe pour aller danser au carnaval (22) de Dammartin, il y a de cela deux ans. L'année d'après, elle est morte, la pauvre tante ! "


Tôi vội vã đổi câu chuyện. Kỷ niệm đó nhắc tôi nhớ lại rõ ràng cái thuở tôi tới miền này, vận một bộ y phục lối bé con Anh Cát Lợi (20), làm cho các anh nông dân cười thật dữ. Riêng Sylvie coi là tôi ăn vận được lắm; nhưng tôi không dám gợi lại cho nàng nhớ ý kiến đó của một thuở xa xôi lăng lắc. Chẳng hiểu vì sao tôi lại nghĩ tới những bộ y phục hôn lễ (21) mà chúng tôi đã vận vào mình tại nhà bà dì ở Othys. Tôi hỏi Sylvie ngày nay những bộ quần áo đó ra sao. “A! Bà dì tốt quá", Sylvie nói, "bà có cho em mượn tấm áo đó để đi khiêu vũ trong ngày hội hóa trang (22) tại Dammartin, kể ra đã được hai năm rồi. Năm sau, bà mất, tội quá!” 

Elle soupirait et pleurait si bien que je ne pus lui demander par quelle circonstance elle était allée à un bal masqué (23); mais, grâce à ses talents d'ouvrière, je comprenais assez que Sylvie n'était plus une paysanne (24). Ses parents seuls étaient restés dans leur condition (25), et elle vivait au milieu d'eux comme une fée industrieuse (26), répandant l'abondance (27) autour d'elle.

Nàng thở ra, nàng khóc, và tôi không thể hỏi bởi hoàn cảnh trường hợp nào nàng đã đi dự hội một buổi hội hoá trang (23); nhưng cũng đoán hiểu rằng nhờ cái tài khéo tay, khôn ngón của nàng, Sylvie không còn là một cô nông dân (24) cục mịch. Chỉ cha mẹ nàng nằm yên trong phận (25), và nàng đã sống bên cạnh cha mẹ như một nàng tiên cần mẫn tài trí, xảo diệu tay chân (26), gieo rắc mưa móc phì nhiêu (27) ra bốn phía. 

<<  >>






No comments:

Post a Comment