Search This Blog

Friday, December 11, 2015

XII. − Le père Dodu / Cha Dodu



XII. − Le père Dodu

XII. Cha Dodu
J'allais répondre, j'allais tomber à ses pieds, j'allais offrir la maison de mon oncle, qu'il m'était possible encore de racheter, car nous étions plusieurs héritiers (1), et cette petite propriété était restée indivise (2); mais en ce moment nous arrivions à Loisy. On nous attendait pour souper (3). La soupe (4) à l'oignon répandait au loin son parfum patriarcal (5). Il y avait des voisins invités pour ce lendemain de fête. Je reconnus tout de suite un vieux bûcheron (6), le père Dodu, qui racontait jadis aux veillées des histoires (7) si comiques ou si terribles. Tour à tour berger (8), messager (9), pêcheur (10), braconnier (11) même, le père Dodu fabriquait à ses moments perdus des coucous (12) et des tournebroches (13). Pendant longtemps il s'était consacré à promener (15) les Anglais (14) dans Ermenonville, en les conduisant aux lieux de méditation (17) de Rousseau (16) et en leur racontant ses derniers moments. C'était lui qui avait été le petit garçon que le philosophe (18) employait à classer ses herbes (19), et à qui il donna l'ordre de cueillir les ciguës (20) dont il exprima le suc (21) dans sa tasse de café au lait (22). L'aubergiste de la Croix d'Or lui contestait ce détail; de là des haines prolongées. On avait longtemps reproché au père Dodu la possession de quelques secrets bien innocents, comme de guérir les vaches avec un verset (23) dit à rebours et le signe de croix (24) figuré du pied gauche, mais il avait de bonne heure renoncé à ces superstitions (25), − grâce au souvenir, disait-il, des conversations de Jean-Jacques (26).

Tôi sắp trả lời, tôi sắp quỳ xuống bên chân nàng, tôi sắp xin đem dâng tặng nàng ngôi nhà cậu tôi, ngôi nhà tôi có thể chuộc lại được, bởi vì bọn thừa kế (1) chúng tôi đông, và di sản nọ thì còn công hữu (2); nhưng lúc đó chúng tôi đã về tới Loisy mất rồi. Bữa ăn tối (3) đang chờ chúng tôi. Nồi “xúp” (4) nấu hành bốc mùi hương mộc mạc (5). Nhiều bạn láng giềng được mời tới dự tiệc của ngày đưa tiễn buổi hội đi. Tôi bỗng nhận ra ngay một ông tiều phu (6) già, cha Dodu đó, chính ông ngày xưa đã kể cho chúng tôi nghe giữa đêm khuya những chuyện cổ tích (7) thật vui hoặc thật khủng khiếp. Hết làm nghề mục phu (8), đưa tin tức (9), kiểm lâm, ông lại đi chài cá (10), đi săn trộm thú rừng (11); cha Dodu, trong những giờ rỗi rảnh cũng đã từng chế tạo những chiếc xe bò hai bánh (12) và những cái máy quay thịt (13). Trong một thời gian khá lâu, ông chuyên làm cái việc đưa dẫn người Anh Cát Lợi (14) đi du lãm (15) vùng Ermenonville, ông dắt họ tới nơi xưa kia Rousseau (16) từng đã tới chiêm niệm (17), suy tưởng (17), ông kể lại cho họ nghe những ngày cuối cùng của đời triết gia (18) nọ. Chính ông xưa kia là thằng bé được vị triết gia (18) nuôi để làm cái công việc là sắp đặt, chia loại các thứ hoa cỏ (19) của mình, chính ông ta là kẻ đã được vị triết gia sai đi ngắt những nhánh độc (20) cần đem về vắt nước (21) vào ly cà phê sữa (22). Chủ quán La Croix d’Or không thừa nhận là sự vụ đó có thật; từ đó nảy ra những oán thù kéo dài dậm duộc. Xưa kia người ta cũng có trách cha Dodu có sở hữu một vài bí ẩn vô tội, như là: chữa lành bệnh bò cái bằng một vài tiết kinh Thánh (23) đọc lộn ngược, hoặc bằng một câu thơ đọc theo lối nói lái, hoặc dùng bàn chân trái mà ra dấu thập giá (24); nhưng từ lâu ông đã thôi không giở những trò quỷ dị (25) đó nữa - ấy là nhớ kỷ niệm, theo ông nói, nhờ kỷ niệm những buổi trò chuyện của ông Jean-Jacques Rousseau (26).

" Te voilà ! petit Parisien, me dit le père Dodu. Tu viens pour débaucher (27) nos filles ? − Moi, père Dodu ? − Tu les emmènes dans les bois pendant que le loup n'y est pas ? − Père Dodu, c'est vous qui êtes le loup. − Je l'ai été tant que j'ai trouvé des brebis (28); à présent je ne rencontre plus que des chèvres (29), et qu'elles savent bien se défendre ! Mais vous autres, vous êtes des malins (30) à Paris. Jean-Jacques avait bien raison de dire : "L'homme se corrompt (31) dans l'air empoisonné (32) des villes." − Père Dodu, vous savez trop bien que l'homme se corrompt partout. "

“A! Chú đó ư, chú bé Parisien kẻ chợ! Chú tới đây mục đích là gieo mầm hư hỏng (27) cho gái miền này? – Tôi ấy à, cha Dodu sao lại nói kỳ cục thế? – Chú dẫn bọn con gái vào rừng những khi chó sói không lang thang trong đó? Cha Dodu ôi, chính cha mới thật là một con sói già đấy nhé. – Ta là sói chừng nào mà ta tìm ra được cừu gái tơ; (28) nay ta chỉ còn gặp những con dê cái (29) mà thôi, mà dê cái (29) thì chúng biết lối tự vệ thực là tài. Nhưng còn các chú, các chú là bọn tinh ranh quỷ quái (30) Paris. Ông Jean-Jacques Rousseau nói thật là có lý: “Con người ta hư hỏng tính tình (31) trong bầu không khí nhiễm độc (32) đô thị phồn hoa.”

"Cha Dodu ơi, cha cũng biết quá rõ là con người ta thì hư hỏng khắp chốn chốn nơi nơi.” 

Le père Dodu se mit à entonner un air à boire (33); on voulut en vain l'arrêter à un certain couplet scabreux (34) que tout le monde savait par cœur. Sylvie ne voulut pas chanter, malgré nos prières, disant qu'on ne chantait plus à table. J'avais remarqué déjà que l'amoureux (35) de la veille était assis à sa gauche. Il y avait je ne sais quoi dans sa figure ronde, dans ses cheveux ébouriffés, qui ne m'était pas inconnu. Il se leva et vint derrière ma chaise en disant : " Tu ne me reconnais donc pas, Parisien ? " Une bonne femme, qui venait de rentrer au dessert (36), après nous avoir servis, me dit à l'oreille : " Vous ne reconnaissez pas votre frère de lait (37)? " Sans cet avertissement, j'allais être ridicule. " Ah ! c'est toi, grand frisé ! dis-je, c'est toi, le même qui m'a retiré de l'ieau (38)! " Sylvie riait aux éclats de cette reconnaissance. " Sans compter, disait ce garçon en m'embrassant, que tu avais une belle montre (39) en argent, et qu'en revenant tu étais bien plus inquiet de ta montre que de toi-même, parce qu'elle ne marchait plus; tu disais : "La bête est nayée, ça ne fait plus tic tac (40); qu'est-ce que mon oncle va dire ?..."
− Une bête dans une montre ! dit le père Dodu, voilà ce qu'on leur fait croire à Paris, aux enfants ! "

Cha Dodu bèn cất giọng ngâm một điệu ca nhậu nhẹt (33); người ta cố sức ngăn ông để ông chịu dừng lại, đừng có dấn tới cái đoạn tục tĩu (34) trong bài ca, mà ai ai cũng thuộc lòng cả. Nhưng vô ích. Ông ồ ề buông tuồng hát tuốt hết. Chúng tôi yêu cầu cô Sylvie hát, cô từ chối, bảo rằng: ở bàn ăn, không ai hát bao giờ. Tôi đã có để ý thấy anh chàng si (35) cô, gặp đêm trước, nay được ngồi cạnh cô, phía bên trái. Hình như có cái gì đó trong khuôn mặt anh ta, khuôn mặt tròn vo, có cái gì đó trong đầu tóc rối bơ phờ, coi có vẻ quen quen. Anh ta đứng lên, tới phía sau chiếc ghế tôi ngồi, nói: “Chú không nhận ra được tôi sao, chú Parisien?” Một người đàn bà, vừa trở vào phòng lúc ăn dessert (36), sau khi đã loay hoay dọn tiệc cho chúng tôi, lại gần ghé vào tai tôi nói nhỏ: “Cậu không nhận ra người anh em bạn sữa (37) của cậu sao?” Nếu không có lời nhắc nhở đó, ắt tôi đã ngu ngơ lố bịch mất rồi. “A! Anh đó ư! Chàng cao tóc quăn! Tôi thốt, chính anh rồi, chính cái chàng đã kéo tôi ra khỏi cơn niết-nước  (38)!” Sylvie cười rộ lên. Đó là không kể, chú ta hôn tôi và nói, không kể cái sự việc này: thuở đó, chú có một cái đồng hồ trái quít (39) bằng bạc thật đẹp, và lúc quay về nhà, chú lo lắng cho cái đồng hồ đó nhiều hơn lo lắng cho thân chú, bởi vì cái đồng hồ đó đã ngừng chạy. Chú nói: “Con thú vật  chếết đuốốối rồi, nó không kêu tích tắc (40) nữa, cậu sẽ ngầy ngà tôi…”

"Một con thú vật ở trong một cái đồng hồ trái quít!" Cha Dodu nói, "đó đó, người ta bày dạy cho con trẻ như rứa đó ở Paris!" 

Sylvie avait sommeil, je jugeai que j'étais perdu dans son esprit. Elle remonta à sa chambre, et pendant que je l'embrassais, elle dit : " A demain, venez nous voir ! "
Le père Dodu était resté à table avec Sylvain et mon frère de lait; nous causâmes longtemps autour d'un flacon de ratafiat (41) de Louvres. " Les hommes sont égaux (42), dit le père Dodu entre deux couplets, je bois avec un pâtissier (43) comme je ferais avec un prince. − Où est le pâtissier ? dis-je. − Regarde à côté de toi ! un jeune homme qui a l'ambition de s'établir. "
Mon frère de lait parut embarrassé, J'avais tout compris. − C'est une fatalité (44) qui m'était réservée d'avoir un frère de lait dans un pays illustré par Rousseau, − qui voulait supprimer les nourrices (45)! − Le père Dodu m'apprit qu'il était fort question du mariage de Sylvie avec le grand frisé, qui voulait aller former un établissement de pâtisserie à Dammartin. Je n'en demandai pas plus. La voiture de Nanteuil-le-Haudoin me ramena le lendemain à Paris.

Sylvie buồn ngủ, tôi nhận thấy rằng tôi chẳng còn chiếm giữ chút gì trong trí óc nàng nữa. Tôi bị mất tích rồi. Nàng lên phòng, và trong lúc tôi hôn nàng, nàng nói: “Ngày mai, anh ghé lại chơi!”

Cha Dodu ở nán lại bàn tiệc với Sylvain và anh em bạn sữa của tôi; chúng tôi nói chuyện rất lâu, quanh một chai rượu thuốc (41). “Con người ta bình đẳng (42), cha Dodu nói giữa hai khúc ca ngâm, ta uống rượu với một gã làm bánh ngọt (43), cũng hệt như ta ngồi yến ẩm với một ông hoàng, bà chúa tiểu thư. – Gã làm bánh ngọt là ai ở đâu? – Hãy nhìn bên cạnh chú thì thấy! Một thằng làm bánh ngọt lại có tham vọng lập gia đình.”

Người anh bạn sữa của tôi có vẻ bối rối. Tôi đã hiểu hết mất rồi. - Thật là một định mệnh (44) tai quái dành cho tôi: có một người anh em bạn sữa tại một vùng lẫy lừng tăm tiếng bởi Rousseau – cái người đã chủ trương bãi bỏ tệ đoan kiếm người mẹ vú (45)! – Cha Dodu nói cho tôi biết rằng sự vụ đã thành vấn đề: đám cưới Sylvie với chàng cao tóc quăn, anh chàng có ý định lập nghiệp, dựng một cửa hàng làm và bán bánh ngọt tại Dammartin. Tôi không còn biết dò hỏi chi hơn. Tôi không phải yêu sách ai cái gì nữa nữa. Qua ngày hôm sau, chiếc xe Nanteuil-le-Haudoin chở tôi về trở lại Paris. 

<<  >>





No comments:

Post a Comment